ĐÁ DZI VÀ “KIM CƯƠNG TÂY TẠNG”

Đá Dzi từ xưa luôn là món báu vật được nhiều người dân Tây Tạng tôn thờ và bảo vệ. Loại đá này được cho là vật quý mà Thần Phật trên trời ban tặng cho con người. Đồng thời, viên đá thường xuyên xuất hiện trong các dịp lễ quan trọng của người dân nơi đây. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Thiên Châu ngay tại bài viết dưới đây nhé!

Thông tin về đá Dzi

Hình dáng vốn có của Dzi Thiên Châu

Dzi thường được chế tạo từ mã não hay chính xác hơn là có nguồn gốc từ loại đá này. Thế nên, các chuyên gia phong thủy vẫn hay gọi đá Dzi là mã não Tây Tạng. Hình dáng của Dzi Thiên Châu có thể là hình tròn, hình bầu dục, hình vuông, gợn sóng hoặc hình ziczac,… Một số loại Thiên Châu còn có hình sọc dọc hay ngang, hình thoi, chấm,… 

Dzi Thiên Châu thường mang màu sắc từ nâu đến đen

Màu chủ đạo của loại đá này thường từ nâu đến đen, họa tiết trên bề mặt là trắng ngà. Trong tự nhiên, các hạt Dzi sẽ sở hữu nhiều màu sắc, hình dạng và kích cỡ khác nhau. Tùy thuộc vào thời gian tồn tại mà bề mặt của Dzi có thể mịn hoặc như sần sùi.

Một số hạt Dzi gốc sẽ có các chấm nhỏ màu đỏ đi kèm ở các vùng màu trắng. Điều này chứng tỏ bên trong thành phần của viên đá sẽ có chứa kim loại. Đây là loại Dzi rất được ưa chuộng vì chúng tương đối hiếm thấy trên thị trường. Một loại Dzi phổ biến khác là các hạt có bề mặt với các vết phong hóa hình tròn nhỏ. Những vết này sẽ trông khá giống như các dấu rỉ sét.

Nguồn gốc ngọc Dzi

Chuỗi hạt Dzi đầu tiên có nguồn gốc ở Tây Tạng và một số khu vực ở dãy Himalaya. Viên đá này xuất hiện vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên. Ngoài Tây Tạng, Bhutan, Nepal, Ladakh, Sikkim và các quốc gia lân cận khác đều sở hữu mỏ đá này.

Cho đến nay, Dzi Tây Tạng vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất mà con người muốn biết. Ngày nay, nhiều người dành phần lớn thời gian, sức lực để tìm nguồn gốc của loại đá này. Thế nhưng, mọi sự cố gắng đều vô ích. Bởi viên đá dường như tồn tại biệt lập, xuất hiện đột ngột vào một khoảng thời gian nhất định. 

Ngọc Dzi có nguồn gốc từ Tây Tạng cổ đại

Vì vậy, Dzi với họa tiết huyền bí là một trong những loại đá quý nhất trên thế giới. Người Tây Tạng coi chuỗi hạt dzi là đá quý hoặc một thiên thể có nguồn gốc siêu nhiên.

Mã não Lạt Ma không chỉ là loại đá quý hiếm mà còn thuộc bảy bảo vật của Tây Tạng. Có rất nhiều huyền thoại và truyền thuyết về nguồn gốc của chuỗi hạt Dzi ở Tây Tạng. Một số trong những truyền thuyết có nhiều người tin nhất là các vị thần đã tạo ra chúng.

Giá trị của Dzi gốc

Ngọc Dzi được gọi là “Kim cương của dãy Himalaya”, đủ để thấy độ quý hiếm của loại đá này. Ở Tây Tạng, chuỗi hạt Dzi được các gia đình xem như báu vật truyền đời. Đối với người dân ở đây, đá Dzi sẽ mang giá trị tương đương như tiền mặt và kim cương. Chỉ cần một hạt Dzi nhỏ cũng có thể được dùng làm tài sản thế chấp. Những người giàu có, quyền quý còn dùng loại đá này làm vật dụng trao đổi.

Chuỗi Dzi cũng là vật trang trí không thể thiếu trong nghi lễ kết hôn của phụ nữ Tây Tạng. Không chỉ thế, viên đá này thường được đeo cho những thai phụ sắp sinh. Bởi người dân nơi đây quan niệm, đeo Dzi sẽ mang đến sự bình an cho mẹ và bé. Chủ sở hữu càng giàu thì càng có nhiều viên Dzi và chất lượng hạt đá càng cao. Người Tây Tạng ngày nay vẫn coi chuỗi hạt dzi là loại bùa hộ mệnh quý giá nhất.

Phân loại ngọc Thiên Châu

Theo nguồn gốc

Dựa vào nơi xuất xứ, loại đá có thể được chia thành một số loại phổ biến như sau:

  • Dzi Tây Tạng (vạch đen vẽ sau khắc trắng)
  • Dzi Tây Á (vạch trắng vẽ trên bề mặt chalcedony đỏ) 
  • Dzi Ấn Độ (vạch trắng vẽ dựa trên họa tiết mai rùa)
  • Dzi Nepal (các vạch đen và trắng xen kẽ trên nền màu mã não trong suốt).

Trong số đó, những viên Dzi từ Tây Tạng là sẽ là quý hiếm và có giá trị nhất. Đồng thời, Dzi cổ từ nơi đây cũng được các đại gia trong giới phong thủy săn đón nhiều nhất.

Dzi từ Tây Tạng có giá trị cao nhất

Theo thời gian xuất hiện

Dựa vào thời gian xuất hiện, các nhà phong thủy học đã chia đá Dzi thành hai loại: 

  • Đầu tiên là New Dzi – còn được gọi là ngọc Thiên Châu nhân tạo. Đây là viên đá được làm bởi những người ở Tây Tạng, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Các nhà chế tác đã thu thập kiến ​​thức về khoa học cổ để tìm cách tạo ra Hạt Dzi. Hầu hết các bước trong quá trình đều tương tự nhưng đá và mực đã khác thời xưa.
  • Old Dzi thường được gọi là Dzi cổ hoặc siêu Thiên Châu, cực hiếm trên thế giới. Đây là viên đá thần thánh nhất trong số tất cả các đồ trang sức của Tây Tạng. Loại đá này hiếm có hơn ngọc bích, kim cương, san hô đỏ, hổ phách,… Đặc biệt, viên đá tựa như một di sản thiêng liêng luôn mang đến sự bảo vệ tốt lành. Ở Tây Tạng, ngoài cúng dường Phật, chỉ ai có niềm tin sâu sắc và phước đức lớn mới có.

Theo vân đá

Dựa trên đường vân đá, những ai yêu thích Thiên Châu ngọc sẽ chia loại đá này thành hai loại. Đầu tiên là hạt ngọc có bề mặt được khắc họa những chấm tròn màu trắng tựa như đôi mắt. Loại đá Thiên Châu này thường có số lượng mắt nằm từ 1 cho đến 365 chấm. Mỗi chấm mắt đều đại diện cho một ngày trong năm. 

Loại Dzi thứ hai có bề mặt khắc họa hình ảnh phong thủy như mai rùa, âm dương đồ, rồng,… Ý nghĩa và công dụng của loại này thường phụ thuộc vào họa tiết mà bề mặt đá sở hữu.

Lợi ích ngọc Thiên Châu mang đến cho người đeo

Chuỗi Dzi không chỉ được xem như thần dược hay bùa hộ mệnh mà còn là món đồ trang sức thời trang. Thế nên, chủ nhân có thể đeo chúng như một món phụ kiện đậm chất văn hóa Tây Tạng cổ.

Chuỗi Dzi ngoài làm bùa hộ mệnh còn mang đến vẻ đẹp đầy thời thượng

Điều quan trọng nhất là năng lượng từ trường của đá Dzi không chỉ đóng vai trò bảo vệ. Mà bản thân chúng còn giúp điều hòa và cân bằng khí huyết trong cơ thể con người. Khi đeo chuỗi hạt thường xuyên còn nâng cao khả năng miễn dịch của người sở hữu. Từ đó, chủ nhân sẽ đạt được sự cải thiện toàn diện về mặt sức khỏe.

Xem thêm Trang sức từ đá Dzi

Lời kết

Đá Dzi mang theo nhiều công dụng bất ngờ về mặt phong thủy và sức khỏe. Thế nên, những món trang sức làm từ viên đá luôn được nhiều người săn đón, lựa chọn. Khách hàng có thắc mắc về loại đá có thể đến với Tiệm Thủy để được tư vấn thêm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.